Phân loại và cấu tạo của chân vịt tàu thủy
Phân loại và cấu tạo của chân vịt tàu thủy
* Phân loại và cấu tạo của chân vịt tàu thủy
Chân vịt là thiết bị đẩy tàu đi tới bằng cách sử dụng năng lượng được tạo ra và truyền từ máy chính của tàu. Sự chuyển động tới của tàu dựa trên nguyên tắc Bernoulli và định luật 3 Newton: sự chênh lệch áp suất giữa mặt trước và mặt sau của cánh chân vịt khi nó quay.
Chân vịt tàu biển được làm từ vật liệu không bị ăn mòn vì nó hoạt động trong môi trường nước biển. Vật liệu phổ biến làm nên chân vịt là hợp kim của nickel, nhôm và đồng, hợp kim này bền hơn và nhẹ hơn các loại vật liệu khác 10-15%. Quy trình để làm chân vịt là hàn các cánh chân vịt vào một ống trục, hoặc đúc nguyên chiếc. Chân vịt đúc tất nhiên chắc chắn và chịu lực tốt hơn chân vịt hàn, tuy nhiên giá thành sản xuất cao hơn.
Chân vịt được phân loại dựa trên một vài yếu tố như sau:
A. Phân loại theo số lượng cánh chân vịt:
Chân vịt có thể có 3, 4 thậm chí 5 cánh. Tuy nhiên phần lớn người ta sử dụng 3 hoặc 4 cánh.
1. Chân vịt 3 cánh
Chân vịt 3 cánh có đặc điểm:
- Giá thành sản xuất thấp hơn các loại khác.
- Thường được làm từ hợp kim nhôm.
- Cho hiệu năng tốt ở mặt tốc độ.
- Tăng tốc nhanh hơn các loại khác.
- Hiệu quả khi điều động ở tốc độ thấp không tốt.
2. Chân vịt 4 cánh
Chân vịt 4 cánh có đặc điểm:
- Giá thành sản xuất cao hơn loại 3 cánh.
- Thường được làm từ hợp kim thép không rỉ.
- Bền hơn và chịu lực tốt hơn.
- Hiệu năng tốt khi điều động ở tốc độ thấp.
- Giữ được hiệu năng tốt trong điều động khi biển động.
- Tiết kiệm nhiên liệu nhất trong tất cả các loại chân vịt.
3. Chân vịt 5 cánh
Chân vịt 5 cánh có đặc điểm:
- Giá thành sản xuất đắt nhất trong các loại.
- Ít rung lắc nhất so với tất cả các loại khác.
- Đặc biệt giữ được hiệu năng tốt khi biển động.
B. Phân loại theo bước của chân vịt:
Bước của chân vịt được xác định bởi lượng chiếm nước chân vịt tạo ra khi nó quay được một vòng 360°. Việc phân loại theo bước của chân vịt như sau:
1. Chân vịt có bước cố định:
Các cánh chân vịt được gắn hoàn toàn vào ống trục. Các cánh chân vịt được gắn kín nên vị trí của bước chân vịt là cố định, không thể thay đổi trong quá trình khai thác.
Chân vịt có bước cố định đáng tin cậy vì không dựa trên máy móc, hệ thống thủy lực như Chân vịt biến bước (CPP). Giá thành sản xuất, lắp ráp và khai thác cũng thấp hơn CPP. Tuy nhiên khả năng điều động không tốt bằng CPP.
2. Chân vịt biến bước (CPP):
Trong chân vịt biến bước, các cánh chân vịt có thể xoay quanh các trục thẳng đứng của nó dựa trên máy móc và hệ thống thủy lực. Nó giúp thay đổi tốc độ tàu mà không cần thay đổi vòng quay trục chân vịt. Khả năng điều động được nâng cao, gia tăng hiệu năng của máy chính.
https://youtu.be/6ml_zwXJ8MM